Trong kết cấu xây dựng mỗi công trình thì quan trọng nhất vẫn là phần móng. Nếu làm móng nhà không đảm bảo có thể dẫn đến các tình trạng nhà bị lún, nứt; nghiêm trọng hơn có thể là nghiêng hoặc đổ sập
Móng, hay nền móng, là hạng mục xây dựng nằm phía dưới cùng của một công trình. Chức năng chính của móng là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh, động của công trình truyền xuống và sau đó phân phối tải trọng đó xuống nền đất.
Một công trình được đánh giá là bền vững, ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, thì tuổi thọ của nó được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.
Trong hạng mục xây dựng dân dụng, móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn, vậy bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản như thế nào về hạng mục xây dựng này? Sau đây là một số loại móng thông dụng nhất mà bạn nên biết.
Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công
Dựa vào quy mô của công trình, người ta có thể lựa chọn phương pháp thi công móng nhà phù hợp. Đó là sử dụng móng nông gồm 3 loại: móng đơn, móng băng, móng bè và móng sâu (móng cọc)
1. Móng đơn
Móng đơn là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông ( nếu dùng loại móng bê tông cốt thép ). Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Ta thường thấy móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.
Móng đơn nằm riêng lẻ, mặt bằng có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của nó. Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng những công trình có tải trọng không lớn.
2. Móng băng
Đây là loại móng hay dùng trong các công trình dân dụng bởi giá thành vừa phải cùng độ lún đồng đều của nó.
Móng băng thường là một dải dài, liến kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Chỉ nên dùng móng băng khi chiều rộng móng đối đa khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m thì nên sử dụng các loại móng khác, ví dụ là móng bè để xây dựng nhà. Chú ý, nếu cấu tạo móng băng làm nhà không hợp lý thì có thể gây ra hiện tượng lún lệch nhiều hơn dùng móng đơn.
3. Móng bè
Đối với những khu vực có nền đất yếu hoặc có nước, nguy cơ lún không đều, ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát, các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này.
Mòng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tài trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
4. Móng cọc
Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng nằm ở dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.
Cọc tre, cọc tràm ở Việt Nam đã được sử dụng từ xưa như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng nhà. Ngày nay thì cọc bê tông cốt thép là loại được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Thi công móng cọc nhanh gọn và khả năng chịu tải cực tốt. Tuy nhiên cần kĩ thuật cao và trang thiết bị hiện đại.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà
Để dễ dàng hơn trong việc hình dung và lựa chọn loại móng nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
Tải trọng công trình lên móng nhà
Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất…
Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình (số tầng vao và vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì tải trọng càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép.
Đặc điểm của nền đất xây dựng công trình
Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong các loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau. Vì thế quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, cao dộ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát càng phải được tính toán cẩn thận.
Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận
Việc lựa chọn phương án làm móng nhà loại nào cũng có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng. Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho công trình dự kiến xây tiếp theo của mình.
Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu?
Để có được chi phí làm móng nhà chính xác thì trước hết chủ đầu tư cần xác định:
– Diện tích làm móng nhà: phần diện tích này được tính dựa vào diện tích xây dựng. Thông thường, diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Ngoài ra, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng.
– Đơn giá xây dựng trong khu vực mình sinh sống: Đây là yếu tố then chốt quyết định sát nhất chi phí làm móng nhà là bao nhiêu tiền. Đây là phần đơn giá bao gồm vật tư và nhân công để hoàn thiện phần móng. Tùy từng đặc điểm của mỗi vùng miền mà đơn giá xây dựng phần thô (ĐGXDPT) có thể giao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2.
– Công thức tính chi phí xây dựng móng nhà đơn giản nhất: Đây là cách tính đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo để tính toán gần đúng nhất với chi phí thi công cho một số loại móng nhất định.
+ Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
+ Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
+ Chi phí làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)
Xây Dựng
Một số lưu ý khi thi công móng nhà
Thực tế đã chỉ ra việc làm móng nhà là công tác quan trọng nhất. [...]
Xây Dựng
Quy trình thi công móng nhà chuẩn
Về cơ bản, quá trình thi công các loại móng có khá nhiều điểm tương [...]
Xây Dựng
Cách tính m2 xây dựng phần thô
Các nhà thầu thường đưa ra số liệu diện tích tổng tính bằng m2 làm [...]
Xây Dựng
XÂY DỰNG PHẦN THÔ LÀ GÌ – GỒM NHỮNG HẠNG MỤC GÌ
Quá trình xây dựng nhà cửa gồm nhiều giai đoạn, tiêu tốn nhiều thời gian [...]
Xây Dựng
[Infographic]6 Bước Chuẩn Bị Trước Khi Xây Nhà
[...]
Xây Dựng
Khởi công xây nhà tháng nào trong năm?
Xây dựng nhà cửa là một việc hết sức trọng đại trong cuộc đời của [...]