Quy trình thi công móng nhà chuẩn

Chia sẻ

Về cơ bản, quá trình thi công các loại móng có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mỗi loại móng nhà khác nhau: móng băng, móng bè, móng cọc… lại có những yêu cầu và kĩ thuật riêng. Dưới đây sẽ là quy trình tiêu chuẩn để thi công các loại móng nhà đúng kỹ thuật và đạt được sự bền chắc.

Thi công móng trong xây dựng nhà ở

Quy trình làm móng cũng không quá phức tạp. Thực tế loại móng này cũng được sử dụng rất phổ biến. Vậy nên dưới đây là 6 bước cơ bản để hoàn thiện móng băng mà bạn nên biết.

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vậy liệu
  • Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố
  • Bước 3: Bố trí thép móng
  • Bước 4: Ghép cốt pha móng
  • Bước 5: Đổ bê tông móng
  • Bước 6: Tháo cốt pha và nghiệm thu phần móng
Làm móng băng, móng bè gồm những bước nào

Thiết kế móng băng, móng bè cho công trình dân dụng là kiểu kết cấu móng nhà trên nền đất dễ bị sụt lún, địa hình yếu và đọng nước. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, mặt bằng, nhân công thì sẽ tiến hành thi công móng theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế
  • Bước 2: Đào đất hố móng
  • Bước 3: Xây tường móng
  • Bước 4: Bố trí thép móng
  • Bước 5: Đổ bê tông giằng móng
  • Bước 6: Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông
Quy trình thi công móng cọc tiêu chuẩn

Giải pháp này luôn đạt sự tối ưu cho nền đất yếu và những công trình tải trọng lớn. Với những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên thì việc ép cọc bê tông sẽ gồm những bước sau:

Nền móng cọc, phân loại nền móng cọc, phương pháp lắp đặt cọc - Hỏi đáp &  Tư vấn
  • Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công
  • Bước 2: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất
  • Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước
  • Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng
  • Bước 5: Ghép cốt pha
  • Bước 6: Đổ bê tông móng cọc
  • Bước 7: Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng

Có thể tháo cốt pha sau 1-2 ngày bê tông đã đông cứng. Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông. Tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng.

Một số sai lầm thường gặp khi thi công móng nhà

Trong quá trình thi công nền móng rất dễ mắc phải các sai lầm làm ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mĩ của công trình kiến trúc. Điển hình có thể kể đến như:

– Khảo sát địa chất không kĩ hoặc kỹ sư khảo sát thiếu chuyên môn. Việc tính toán đến các điều kiện địa chất không đầy đủ sẽ có thể dẫn đến công trình có kết cấu móng không phù hợp, mất an toàn, mất thời gian và lãng phí.

– Bản vẽ thiết kế móng nhà không phù hợp sẽ dễ xảy ra các sự cố về tải trọng hoặc dư thừa vật tư không cần thiết.

– Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà. Yếu tố giá thành không phải là yếu tố quan trọng nhất để gia chủ lựa chọn loại vật liệu. Móng của mỗi công trình luôn phải được đề cao tính bền chắc. Vật liệu được lựa chọn sẽ phù hợp với biện pháp thi công. Việc tối ưu giá vật liệu là điều càng tốt để cắt giảm chi phí.

– Thợ thi công xây dựng không đảm bảo. Những người thợ có tay nghề tốt, chuyên môn cao sẽ giúp đảm bảo việc thi công đúng bản vẽ, đúng tiến độ và đạt tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn. Bất cứ sự sơ suất, cẩu thả, thiếu kinh nghiệm cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về sau.

Chia sẻ

Xây Dựng

Một số lưu ý khi thi công móng nhà

Thực tế đã chỉ ra việc làm móng nhà là công tác quan trọng nhất. [...]

Xây Dựng

Các loại móng nhà cơ bản

Trong kết cấu xây dựng mỗi công trình thì quan trọng nhất vẫn là phần [...]

Xây Dựng

Cách tính m2 xây dựng phần thô

Các nhà thầu thường đưa ra số liệu diện tích tổng tính bằng m2 làm [...]

Xây Dựng

XÂY DỰNG PHẦN THÔ LÀ GÌ – GỒM NHỮNG HẠNG MỤC GÌ

Quá trình xây dựng nhà cửa gồm nhiều giai đoạn, tiêu tốn nhiều thời gian [...]

Xây Dựng

Khởi công xây nhà tháng nào trong năm?

Xây dựng nhà cửa là một việc hết sức trọng đại trong cuộc đời của [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *